Bệnh gout ngày càng nguy hiểm ở giới trẻ

Chiếm khoảng 1/3 số người bệnh đến khám các vấn đề về xương khớp, bệnh Gout trước đây được xem là bệnh của đàn ông trên 50 tuổi, hiện nay ngày càng gặp nhiều gặp ở người trẻ. Thậm chí có người tuổi 30 đã mắc gout.

Theo bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cứ bốn người bệnh đến phòng khám Nội cơ xương khớp được chẩn đoán mắc gout, thì có một đến hai người trong độ tuổi 30-40. Nhóm bệnh nhân tuổi này đang có xu hướng tăng.

Đặc điểm chung của hầu hết người trẻ mắc gout thường xem nhẹ tình trạng bệnh, cho rằng không nguy hiểm bằng các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp… nên không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân chỉ dùng thuốc khi sưng đau khớp, sau đó triệu chứng cải thiện thì tự ý bỏ thuốc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Gout là bệnh do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng các tinh thể urate ở các mô. Gout biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính. Triệu chứng đặc trưng của cơn gout cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, làm hạn chế vận động.

Bệnh gout ngày càng nguy hiểm ở giới trẻ

Khi bệnh nặng hơn hoặc tiến triển mạn tính, nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc dẫn đến đau và cứng khớp, hình thành hạt tophi ở khớp, bệnh thận do gout.

Đây là bệnh mạn tính, vì vậy người bệnh cần phải dùng thuốc thường xuyên và suốt đời. Nếu không được điều trị phù hợp dễ dẫn đến biến dạng xương khớp, giảm chức năng vận động, thậm chí tàn phế. Khi những hạt tophi vỡ, nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao và gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Gout còn gây sỏi thận, suy thận và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể.

Việc lạm dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân gout có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột tử… Do vậy bác sĩ Ngọc khuyến cáo người bệnh khi được chẩn đoán mắc gout nên bình tĩnh đối mặt và chấp nhận liệu trình điều trị lâu dài. Để phòng ngừa bệnh khớp, tránh bị tàn phá âm thầm, cần kiểm soát cân nặng, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động, ăn uống phù hợp. Bên cạnh việc ăn uống bổ sung sức khỏe và luyện tập, người bệnh cũng nên sử dụng các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị, hạn chế các cơn đau khớp như Cốt Mạnh Vương giúp hỗ trợ và cải thiện các triệu chứng xương khớp, gout, viêm khớp, đau khớp, đau dây thần kinh, … Giúp trừ phong thấp, bổ can thận, bổ khí huyết. Bác sĩ khuyên người bệnh gout cần có lối sống lành mạnh, giảm cân, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh thức ăn chứa nhiều đạm động vật như nội tạng, thịt bò, hải sản…

Trả lời

Contact Me on Zalo
0911 058 711